Top 9 Những Công Thức Viết Content Facebook Hiệu Quả, Dễ Dàng Áp Dụng 2025

Top 9 Công Thức Viết Content Facebook Hiệu Quả, Dễ Dàng Áp Dụng 2025
Dang Nhu Avatar

Để một bài viết trên Facebook thu hút và tối ưu được hiệu quả, bạn cần lựa chọn loại content phù hợp với mục đích bài viết, loại sản phẩm/dịch vụ/lĩnh vực kinh doanh. Dưới đây là những công thức viết content Facebook phổ biến và hiệu quả nhất 2025 mà bạn có thể tham khảo!

1. Nguyên Tắc Chung Khi Viết Content Facebook

Nguyên Tắc Chung Khi Viết Content Facebook
Nguyên Tắc Chung Khi Viết Content Facebook

Dù là loại content với mục đích nào thì những bài viết của bạn nên áp dụng theo nguyên tắc 4C khi viết để tối ưu hiệu quả trong việc thu hút người đọc.

Công thức 4C:

  • Clear: Nội dung phải rõ ràng.
  • Concise: Thông điệp đưa ra ngắn gọn.
  • Compelling: Nội dung bài viết cần có sức thuyết phục.
  • Credible: Nội dung bài viết cần đưa các dẫn chứng cụ thể để tăng độ tin cậy.

Xem thêm: Cách viết content Facebook Ads hiệu quả: Bí mật đằng sau những bài viết thành công

2. Những Công Thức Viết Content Facebook

2.1. Công Thức PAS (Problem – Agitate – Solve)

Công Thức PAS (Problem – Agitate – Solve)

Công thức PAS gồm ba bước bằng việc đề cập đến vấn đề người dùng gặp phải và sản phẩm, dịch vụ của bạn là một giải pháp hữu hiệu. 

  • Problem (Vấn đề): Xác định vấn đề của khách hàng.
  • Agitate (Khuấy động): Nhấn mạnh hậu quả nghiêm trọng của vấn đề.
  • Solve (Giải quyết): Đề xuất giải pháp với lời kêu gọi hành động.

Ví dụ:

  • Problem: “Bạn đã bao giờ cảm thấy bí ý tưởng khi viết bài Facebook?”
  • Agitate: “Thiếu ý tưởng khiến bài đăng của bạn nhạt nhéo và không thu hút tương tác.”
  • Solve: “Áp dụng ngay công thức PAS để biến bài viết của bạn trở nên thu hút hơn!”

2.2. Công Thức AIDA (Attention – Interest – Desire – Action)

Công Thức AIDA (Attention - Interest - Desire - Action)
Công Thức AIDA (Attention – Interest – Desire – Action)

Công thức AIDA giúp bài viết đủ sức hút từ đầu đến cuối:

  • Attention (Thu hút): Tiêu đề độc đáo gây chú ý ngay lập tức.
  • Interest (Thích thú): Giới thiệu nội dung hữu ích hoặc nhấn mạnh lợi ích.
  • Desire (Khát khao): Kích thích mong muốn sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  • Action (Hành động): Kêu gọi hành động rõ ràng.

Ví dụ:

  • Attention: “Muốn tăng 300% tương tác Facebook?”
  • Interest: “Chúng tôi sẻ bật mí cho bạn cách viết content siêu thu hút.”
  • Desire: “Khách hàng sẽ chờ đợi sản phẩm/dịch vụ của bạn sau khi đọc bài.”
  • Action: “Bắt đầu ngay hôm nay bằng các công thức AIDA của chúng tôi!”

Mục tiêu hướng đến là một nhóm đối tượng cụ thể và cho phép khách hàng tham khảo và lựa chọn những mẫu mã sản phẩm khác nhau của bạn. 

2.3. Công Thức 4U (Useful – Urgent – Unique – Ultra-Specific)

Công Thức 4U (Useful - Urgent - Unique - Ultra-Specific)
Công Thức 4U (Useful – Urgent – Unique – Ultra-Specific)

Công thức 4U nhấn mạnh tính cấp bách và giá trị của bài viết:

  • Useful (Hữu ích): Nội dung mang lại giá trị thực tế.
  • Urgent (Cấp bách): Táo động lực hành động ngay.
  • Unique (Độc đáo): Khác biệt so với các nội dung khác.
  • Ultra-Specific (Siêu cụ thể): Đưa ra số liệu hoặc minh chứng rõ ràng.

Ví dụ:

  • “7 công thức viết content Facebook đơn giản giúp tăng tương tác gấp 3 lần trong 1 tuần!”

2.4. Công Thức FAB (Features – Advantages – Benefits)

Công Thức FAB (Features - Advantages - Benefits)
Công Thức FAB (Features – Advantages – Benefits)

Công thức FAB giúp nổi bật lợi ích của sản phẩm/dịch vụ:

  • Features (Tính năng): Giới thiệu điểm nổi bật.
  • Advantages (Lợi điểm): Tác động tích cực của tính năng.
  • Benefits (Lợi ích): Lý do khách hàng nên chọn.

Ví dụ: Dịch vụ viết content Facebook (Features)/ Sáng tạo, tối ưu SEO (Advantages)/ Tăng khả năng tiếp cận khách hàng, Tăng doanh số nhanh chóng (Benefits).

2.5. Công Thức Storytelling (Kể Chuyện)

Công Thức Storytelling (Kể Chuyện)
Công Thức Storytelling (Kể Chuyện)

Sử dụng storytelling để kết nối cảm xúc với khách hàng:

  • Bắt đầu bằng một câu chuyện thân thuộc.
  • Nhấn mạnh khó khăn và cách giải quyết.
  • Kêu gọi hành động dựa trên câu chuyện.

Ví dụ: “Tôi đã tăng gấp đôi doanh thu nhờ cách viết content dựa trên câu chuyện thực tế của khách hàng. Bạn cũng có thể làm được điều đó với những công thức đơn giản này.”

Việc khai thác cảm nhận, feedback của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ để kể những câu chuyện chân thực và gần gũi hơn.

Công thức 3S:

  • Star: Bắt đầu từ người dùng đã mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
  • Story: Xây dựng lên một câu chuyện xoay quanh nhân vật chính. Với phần cao trào gây được hứng thú cho người đọc
  • Solution: Người dùng đã làm gì để giải quyết vấn đề, lồng ghép sản phẩm của bạn vào giải pháp.

Xem thêm: Chiến dịch quảng cáo Facebook: Làm thế nào để tối ưu hóa ngân sách?

2.6. Công Thức Before – After – Bridge (Trước – Sau – Cầu Nối)

Công Thức Before - After - Bridge (Trước - Sau - Cầu Nối)
Công Thức Before – After – Bridge (Trước – Sau – Cầu Nối)

Công thức Before-After-Bridge (BAB) giúp khách hàng hình dung được sự thay đổi tích cực khi áp dụng giải pháp của bạn:

  • Before (Trước): Miêu tả vấn đề hoặc tình trạng khó khăn hiện tại.
  • After (Sau): Vẽ ra viễn cảnh tốt đẹp sau khi vấn đề được giải quyết.
  • Bridge (Cầu Nối): Đề xuất cách thức hoặc giải pháp để đạt được kết quả mong muốn.

Ví dụ:

  • Before: “Bạn thường mất hàng giờ để viết content nhưng không thu hút được lượt xem?”
  • After: “Bài viết của bạn có thể đạt đến hàng ngàn lượt tương tác mỗi ngày.”
  • Bridge: “Hãy sử dụng ngay công thức BAB để tạo ra nội dung chất lượng cao, dễ dàng và nhanh chóng.”

2.7. Công Thức Question – Answer (Câu Hỏi – Câu Trả Lời)

Công thức này khơi gợi sự tò mò và cung cấp câu trả lời cụ thể:

  • Question (Câu hỏi): Đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề của khách hàng.
  • Answer (Câu trả lời): Đưa ra giải pháp hoặc cách khắc phục vấn đề.

Ví dụ:

  • Question: “Làm thế nào để content Facebook của bạn nhận được hàng ngàn lượt thích?”
  • Answer: “Hãy áp dụng các công thức viết bài mà chúng tôi chia sẻ để nội dung của bạn trở nên cuốn hút hơn bao giờ hết!”

2.8. Review sản phẩm/ Nội dung chứng thực

Thay vì liệt kê tất cả các thông số, tác dụng của sản phẩm, hãy tập trung vào một lợi ích nổi bật nhất. Bạn có thể tham khảo cách viết review hay quảng cáo dạng unbox sản phẩm.

Công thức 4P

  • Picture: Bức ảnh thu hút sự chú ý, kích thích sự tò mò của khách hàng.
  • Promise: Cam kết, hứa hẹn chất lượng, công dụng của sản phẩm với khách hàng của bạn
  • Prove: Đề cập đến những dẫn chứng cụ thể để minh chứng cho lời cam kết đó.
  • Push: Kêu gọi mua hàng, chốt sale.

2.9. Dạng so sánh sản phẩm

Dạng so sánh sản phẩm
Dạng so sánh sản phẩm

So sánh và phân tích điểm mạnh cũng như hạn chế của 2 hoặc vài sản phẩm bạn cung cấp là một trong những bài viết quảng cáo sản phẩm hay. Từ đó đưa ra lời khuyên cho người dùng và sản phẩm phù hợp với trường hợp của họ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Viết Content Facebook Chuẩn SEO 2025

3. Kết luận

Việc chọn một công thức viết bài phù hợp không chỉ giúp bạn sẽ dàng trong việc hoàn thành bài việc một cách dễ dàng hơn thay thì không biết dựa vào đâu. Ngoài ra một công thức viết phù hợp với mục đích của bài viết sẽ giúp bạn tối ưu hơn trong việc tiếp cận người đọc.

Nếu bạn muốn biết thêm những kiến thức, bài viết về marketing hãy theo dõi và cập nhật trên trang web của Syntellix.io.vn nhé. Ngoài ra nếu bạn muốn đăng ký dịch vụ marketing online với các giải pháp tối ưu hóa cho doanh nghiệp, liên hệ Syntellix ngay nhé.

Dang Nhu Avatar

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Syntellix

trên LinkedIn

Syntellix cung cấp giải pháp marketing B2B giúp doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu và đạt kết quả rõ ràng. Chúng tôi chuyên tạo khách hàng tiềm năng, nâng cao hiện diện trực tuyến và tối ưu hóa chiến dịch.